beautybiz_logo_1000px

Kinh nghiệm giúp spa, thẩm mỹ vượt qua khó khăn thường gặp trong kinh doanh

1. Cơ hội của ngành chăm sóc sắc đẹp 

Sự tăng trưởng “phi mã”

Ngành công nghiệp làm đẹp trên toàn cầu được các chuyên gia đánh giá là ngành tỷ đô với sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các thị trường lớn đứng đầu là Châu  u và tiếp theo đó là Châu Á. 
Riêng tại Việt Nam, dù có sự bắt nhịp chậm hơn nhưng cũng khẳng định sự phát triển nổi trội khi tốc độ tăng trưởng luôn đứng đầu khu vực, các spa, thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp mới ồ ạt mở rộng và phát triển. 

Bên cạnh đó, ý thức trong việc chăm sóc sắc đẹp của người dân Việt Nam cũng dần được thể hiện rõ nét hơn. Người ta không còn coi spa, thẩm mỹ như một cụm từ gì đó xa xỉ mà gần gũi hơn, với nhiều cách thức tiếp cận đa dạng từ các spa, thẩm mỹ viện lớn tại những khu vực trọng điểm thu hút giới thượng lưu hay những spa bình dân ở các vùng quê cũng được tiếp cận và đón nhận rộng rãi. 

Đa dạng ngành nghề dịch vụ 

Chỉ riêng ngành spa, thẩm mỹ nói chung cũng rất đa dạng về dịch vụ. Từ chăm sóc, điều trị da, trị liệu dưỡng sinh, thẩm mỹ công nghệ cao, không xâm lấn đến các dịch vụ thẩm mỹ từ tiểu phẫu đến đại phẫu…các chủ spa, thẩm mỹ có thể lựa chọn một hoặc nhiều dịch vụ để theo đuổi đều rất có tiềm năng phát triển. 

Được công nhận là ngành nghề chính thức

Ngày nay, ngành chăm sóc sắc đẹp đã được công nhận là ngành nghề chính thức, có các trường đào tạo nghề chính quy và cấp bằng đầy đủ. Bên cạnh đó, ngành nghề này cũng mang lại thu nhập cao cho nhiều kỹ thuật viên và doanh thu thuộc hàng “khủng” cho các chủ spa, thẩm mỹ viện nếu bắt nhịp kinh doanh thành công. 

Ngành nghề hiện đại có sự ổn định, lâu dài

Trở nên phổ biến và trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, ngành này ghi nhận sự tăng trưởng “phi mã” và chưa có dấu hiệu giảm. Theo đà phát triển mạnh mẽ này, ngành spa, thẩm mỹ sẽ còn phát triển hơn nữa và mang lại nguồn thu nhập ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong làm đẹp cũng phù hợp với sự phát triển của xã hội trong bối cảnh cộng nghệ 4.0 dẫn đầu xu hướng. 

1

2. Những thách thức của các chủ spa thường gặp trong kinh doanh 

Kiểm soát chất lượng dịch vụ

Đây không phải vấn đề dễ dàng khi chủ spa, thẩm mỹ viện không thể kiểm soát tất cả đánh giá, trải nghiệm của khách hàng. Chất lượng tay nghề nhân viên, thái độ phục vụ, các vấn đề phát sinh khi vận hành quản lý. Nhưng chất lượng dịch vụ lại được phản ánh trực tiếp qua trải nghiệm của khách hàng. 
Giải pháp: Nên sử dụng công nghệ để quản lý từ xa, tiếp cận và lắng nghe khách hàng trên các kênh mạng xã hội. Xin đánh giá, khảo sát của khách hàng sau mỗi lần sử dụng dịch vụ cũng là cách giúp chủ spa biết được điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện chất lượng dịch vụ.

2

Quản lý dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận

Nhầm lẫn giữa các khoản chi phí, thất thoát doanh thu không phải là vấn đề hiếm gặp đối với các spa, thẩm mỹ viện. Nguồn thu từ dịch vụ qua nhiều hình thức khác nhau, các khoản nhập hàng hóa chưa được kiểm soát chặt chẽ, thu ngân gian lận, các chương trình khuyến mại, ưu đãi chưa được quản lý chuẩn xác…
Giải pháp: Thay vì quản lý sổ sách thủ công, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để loại bỏ các rủi ro thất thoát thu chi. Chủ spa có thể xem trực quan, chi tiết báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo ngày cụ thể, sai lệch số liệu đều có thể dễ dàng kiểm tra, đối soát kịp thời. 

Quản lý, đào tạo nhân viên 

Vấn đề các chủ spa hay gặp phải đó là làm sao để giữ chân nhân viên giỏi và quản lý chặt chẽ các hoạt động của nhân viên tại cửa tiệm. Làm sao để quản lý chặt chẽ nhưng vẫn không làm mất lòng từng nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên có thể nâng cao năng lực làm việc, gắn bó lâu dài và tạo ra doanh thu nhiều hơn cho spa. Đây luôn là bài toán rất khó đối với chủ spa dù đã làm lâu trong ngành hay mới bắt đầu dấn thân vào ngành làm đẹp. 
Giải pháp: Quản lý, kiểm soát nhân viên từ xa với phần mềm hỗ trợ không chỉ giúp nhân viên giảm áp lực khi luôn bị giám sát 24/24 khi chủ tiệm lúc nào cũng có ở cửa hàng. Bên cạnh đó, chủ spa có thể theo dõi mọi hoạt động của nhân viên chính xác, chấm công, tính lương, hoa hồng dịch vụ không bị sai lệch, nhầm lẫn. 
Ngoài công việc quản lý, chủ spa cũng nên có những hoạt động khích lệ tinh thần cho nhân viên, thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề để nhân viên nhận thấy đây là môi trường đáng để làm việc và cống hiến hết mình, có cơ hội phát triển sự nghiệp. 

Tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ

Đối diện với áp lực cạnh tranh quá lớn cũng là nguyên nhân khiến spa khó giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới cũng rất nan giải. Nguyên nhân có thể do chất lượng dịch vụ chưa được tốt, spa không cập nhật công nghệ mới, chưa có ngân sách dành cho quảng cáo, quảng cáo không hiệu quả,...
Giải pháp: Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ đổi mới công nghệ đến đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó cần dảnh a một khoản ngân sách cho quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Spa, thẩm mỹ viện biết sử dụng các công cụ truyền thông, quảng cáo hiệu quả sẽ lợi thế hơn so với các spa còn lại. 


Quản lý hàng hóa 

Hàng hóa trong spa rất đa dạng như: mỹ phẩm, máy móc, thiết bị, vật dụng chuyên môn cần giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát ảnh hưởng tới dòng tiền và lợi nhuận. 
Quản lý hàng hóa tưởng chừng như là một công việc rất khó trong spa, thẩm mỹ viện vì mỗi dịch vụ, liệu trình cần rất nhiều thiết bị, mỹ phẩm khác nhau. Nhiều khi nhân viên gian lận, cũng khó có thể kiểm soát. 
Giải pháp: Sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa giúp quản lý kho dễ dàng, trực quan, chính xác, không lo thất thoát khi chủ spa có thể quản lý từng hàng hóa, lượng sử dụng theo liệu trình cụ thể, cân bằng chính xác. 

Nguồn: kiotviet.vn

CONTACT US

BEAUTYBIZ

A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management

 

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam

 

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 

Copyright 2019