beautybiz_logo_1000px

Công việc của quản lý spa là gì? Mô tả công việc của quản lý spa chi tiết nhất

1. Vai trò của quản lý spa là gì?

Quản lý spa là người giám sát, quản lý mọi hoạt động của spa thay chủ kinh doanh. Đây là vị trí rất quan trọng trong spa để đảm bảo mọi hoạt động từ khâu chuẩn bị đến đón tiếp khách hàng và thực hiện dịch vụ diễn ra trơn tru và ổn định. Hầu hết các hoạt động của spa đều được giám sát bởi quản lý như: phân lịch làm việc cho nhân viên, tính toán lương thưởng, hoa hồng, điều phối chăm sóc khách hàng, thực hiện các báo cáo thu chi, lợi nhuận tại spa. Chi tiết mô tả các công việc xem ngay trong bảng dưới đây. 

2. Mô tả chi tiết công việc của quản lý spa

• Quan hệ khách hàng
- Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ đối nội, đối ngoại xuất phát từ hoạt động kinh doanh spa của đơn vị. 
- Duy trì tốt các mối quan hệ với khách hàng: tiếp nhận và xử lý ý kiến từ khách hàng. 
- Linh hoạt xử lý phát sinh trong quá trình hoạt động. 

• Quản lý nhân sự 
- Định hướng công việc cho các nhân sự liên quan. 
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân sự. 
- Biết cách đẩy tinh thần làm việc và đảm bảo tất cả nhiệm vụ đều phải hoàn thành. 
- Tạo môi trường làm việc đoàn kết và gắn bó lâu dài.
- Đảm bảo cá nhân mỗi nhân viên phải tuân thủ theo đúng quy định tại nơi làm việc. 
- Đánh giá năng lực của nhân viên. 
- Kết hợp với các phòng ban khác để làm việc. 
- Tuyển dụng, điều chuyển, phỏng vấn nhân viên mới. 
- Chấm công, tính lương cho nhân viên hàng tháng

 

• Bán hàng và marketing 
- Đưa ra chương trình hàng tháng và liên kết các phòng ban khác để thực hiện. 
- Hỗ trợ bán dịch vụ, tư vấn khách hàng (nhất là những khách hàng quan trọng). 
- Xây dựng và triển khai kế hoạch theo thời gian. 
- Đề xuất chương trình mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. 

• Đào tạo nhân viên
- Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới. 
- Đảm bảo nhân viên tuân thủ và nắm được toàn bộ những yêu cầu từ spa. 
- Đánh giá định kỳ nhân viên cũng như tìm giải pháp nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của nhân viên thông qua các hoạt động đào tạo.

• Quản lý tài chính
- Giám sát các hoạt động thu chi, doanh thu, sản phẩm, máy móc nhằm mục đích tối ưu lợi nhuận của spa. 
- Báo cáo doanh thu mỗi tháng, tình trạng ngân sách chi tiêu. 
- Báo cáo hoạt động mua và sử dụng mỹ phẩm, máy móc,…hàng tháng, quý, năm,… 

• Lập chính sách và quy trình
- Đề xuất các chính sách cho/ quy định liên quan đến spa. 
- Đưa ra quy trình vận hành và đảm bảo toàn bộ nhân viên phải nắm được và tuân thủ. 

• Xử lý các công việc hành chính
- Là người sẽ chịu giám sát, theo dõi tất cả các quy trình vận hành tại spa từ con người đến sự vật, sự việc. 
- Duyệt và cho phép lấy hàng, nhận hàng thông qua chữ ký, hoặc phải có mặt. 
- Là người giải quyết mọi vấn đề hay yêu cầu khác từ khách hàng đến nhân viên. 
- Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị spa 
- Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc, trang thiết bị trong spa
- Đảm bảo máy hoạt động ổn định, an toàn khi thực hiện dịch vụ cho khách hàng

Kỹ năng cần thiết của người quản lý spa 

Quản lý spa không chỉ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng mà còn đảm bảo cơ sở của bạn hoạt động một cách hiệu quả và lợi nhuận. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà một quản lý spa nên có: 

• Kiến thức về ngành công nghiệp spa: Quản lý spa cần phải hiểu rõ về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến spa. Sự hiểu biết về các liệu pháp thẩm mỹ, công nghệ mới, và xu hướng làm đẹp giúp bạn dễ dàng thảo luận và đưa ra quyết định liên quan đến dịch vụ và sản phẩm cung cấp.

• Kỹ năng quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự là một phần quan trọng trong quản lý spa. Khả năng tuyển dụng, đào tạo, và duy trì một đội ngũ nhân viên chất lượng cao là cần thiết để đảm bảo dịch vụ chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.

• Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý spa cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để định hình mục tiêu và tạo động lực cho nhân viên. Khả năng tạo môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân là quan trọng.

• Quản lý thời gian: Lịch trình làm việc trong một spa thường khá phức tạp với nhiều dịch vụ khác nhau. Quản lý spa cần phải có khả năng quản lý thời gian để đảm bảo các lịch hẹn được thực hiện đúng giờ và không có sự trễ hẹn.

• Kỹ năng quản lý tài chính: Khả năng quản lý tài chính là quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính của spa. Quản lý chi phí, theo dõi thu chi, và lập kế hoạch ngân sách là những yếu tố cần thiết.

• Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và nhân viên. Quản lý spa cần phải có khả năng lắng nghe khách hàng, giải quyết xung đột, và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng.

• Kỹ năng xây dựng kế hoạch Marketing, tiếp thị: Khả năng tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ là rất quan trọng. Quản lý spa cần phải hiểu về các chiến lược tiếp thị trực tuyến và ngoại trời, xây dựng thương hiệu, và sử dụng mạng xã hội để tạo sự nhận diện.

• Khả năng quyết định: Trong môi trường nhanh chóng và đòi hỏi sự linh hoạt, quản lý spa phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng và tự tin để giải quyết các vấn đề nảy sinh.

• Biết sử dụng các công cụ, phần mềm quản lý spa 
Phần mềm quản lý spa là công cụ đắc lực giúp người quản lý vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa có thể nâng cao hiệu quả quản lý với các tính năng chuyên biệt và hiệu quả. Phần mềm quản lý spa KiotViet giúp người quản lý có thể nắm bắt và thống kê chính xác các số liệu, hoạt động vận hành spa cũng trở nên dễ dàng và trơn tru hơn. 

 

 

Quản lý spa không chỉ là việc quản lý dịch vụ làm đẹp, mà còn đòi hỏi những kỹ năng quản lý mạnh mẽ. Sự kết hợp giữa kiến thức về ngành và kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì một spa thành công và thu hút khách hàng. Hãy chắc chắn rằng bạn liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình để luôn thích nghi với sự thay đổi trong ngành thẩm mỹ và làm đẹp.

Nguồn: kiotviet.vn

CONTACT US

BEAUTYBIZ

A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management

 

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam

 

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 

Copyright 2019